Ánh sáng xanh LED – ảnh hưởng thế nào đến con người?

LED đang chiếm ưu thế trong nền công nghiệp chiếu sáng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của mình, LED giúp cho người sử dụng tiết kiệm được điện năng mà vẫn đạt được năng suất cao. Chúng ta biết rằng, bóng đèn LED không phát ra bất kỳ ánh sáng cực tím nào, song những năm gần đây, “ánh sáng xanh” chính là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm và thảo luận. Vậy “ánh sáng xanh” trong đèn LED có những ảnh hưởng gì đến con người? Hãy cùng Aladin tìm hiểu chúng nhé.

“Ánh sáng xanh” thường có trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, TV, máy vi tính,… những vật dụng có thể nói là chúng ta tiếp xúc với chúng mỗi ngày. Ánh sáng xanh kích thích quá trình sản xuất melanopsin – một loại hormone thúc đẩy sự tỉnh táo, tập trung. Vào ban ngày ánh sáng tự nhiên có hàm lượng ánh sáng xanh dồi dào, và người ta cho rằng melanopsin giúp chúng ta điều chỉnh nhịp sinh học cho cơ thể.

Đường cong độ nhạy cho phản ứng melanopsin

Biểu đồ hiển thị đường cong độ nhạy cho phản ứng melanopsin

Trong đèn LED và các thiết bị LED có chứa một lượng ánh sáng xanh đáng kể và khi sử dụng quá nhiều vào buổi tối, ánh sáng xanh sẽ làm cơ thể tiếp tục sản sinh ra melanopsin, gây ra hiện tượng mất ngủ. Vậy với việc liên tục sử dụng các thiết bị LED giàu ánh sáng xanh, chúng ta đang làm thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể.

Do đó có thể nói ánh sáng xanh đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đặc biệt là một vài yếu tố dưới đây:

  • Cường độ ánh sáng LED – đặt một bóng đèn gần mặt sẽ khiến bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều hơn so với khi ngồi cách xa nó.
  • Thời gian bạn tiếp xúc với ánh sáng LED – bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh càng lâu, việc sản xuất melanopsin sẽ càng nhiều.
  • Thời gian bạn sử dụng đèn LED vào ban đêm – sử dụng ánh sáng LED vào ban đêm ngay trước khi nghỉ ngơi sẽ khiến bạn khó ngủ vì lượng ánh sáng xanh được tiếp xúc quá nhiều.
  • Loại ánh sáng LED bạn sử dụng – nhiệt độ màu, CRI và phổ ánh sáng đều có thể ảnh hưởng đến lượng ánh sáng xanh tương đối trong phổ của ánh sáng.
Nhiệt độ màu LED

Hãy chọn những loại đèn có nhiệt độ màu từ 2700K trở xuống, tốt nhất là 2400K. Những bóng đèn này thường được cho là có nhiệt độ màu “trắng ấm”. Tránh sử dụng đèn LED trên 3000K hoặc có nhiệt độ “trắng sáng”, “trắng trung tính”, “trắng mát” hoặc “trắng ban ngày” vì những loại đèn này thường có màu trắng quá rõ nét. Đèn LED với màu ánh sáng này sẽ chứa một lượng ánh sáng xanh đáng kể trong quang phổ của chúng.

Hãy cân nhắc đến loại đèn có CRI cao. CRI cao hơn biểu thị cho việc nó chứa ít ánh sáng xanh hơn và nhiều ánh sáng đỏ hơn. Chẳng hạn như đối với cùng một màu ánh sáng 2700K, bóng có CRI cao hơn sẽ có ít màu xanh hơn và nhiều năng lượng đỏ hơn.

Vậy ánh sáng xanh trong đèn LED có gây hại cho sức khỏe con người không? Câu trả lời là có. Song, chúng ta vẫn có thể kiểm soát được và giảm thiểu ảnh hưởng một cách hiệu quả hơn bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh thích hợp và sử dụng hợp lý chúng.

Bên cạnh những điểm không tốt vừa nếu trên thì ánh sáng xanh vẫn được công nhận những điểm tốt. Nó cũng không tệ như chúng ta nghĩ đâu! Ánh sáng xanh chỉ thật sự gây hại khi ta sử dụng chúng liên tục trong nhiều giờ mà thôi. 

Trên thực tế, ánh sáng xanh là một phần thiết yếu trong nhịp sinh học của chúng ta, việc tiếp xúc ánh sáng xanh vào ban ngày sẽ giúp cho thấy cơ thể chúng ta nhận biết được rằng đó đang là ban ngày và giúp chúng ta tỉnh táo hơn.

Cách tốt nhất để duy trì sự lành mạnh và có lợi với ánh sáng xanh là sử dụng ánh sáng ban ngày tự nhiên càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, nhiều người trong chúng ta không được tiếp cận với ánh sáng ban ngày tự nhiên vì nhiều yếu tố khác nhau như kiến ​​trúc, khí hậu hay địa lý.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như SAD (Rối loạn cảm xúc theo mùa) do thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên đặc biệt là những tháng mùa đông. Trong những tình huống như vậy, giải pháp tốt nhất đó là dùng liệu pháp ánh sáng –  sử dụng ánh sáng xanh để cân đối lại.

Qua đây ta thấy được mặc dù ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhưng nó lại là giải pháp cho các vấn đề về môi trường khi mà nhu cầu về thắp sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ đang được đặt lên trên. Đèn huỳnh quang và đèn LED giúp tiết kiệm năng lượng hơn các thiết kế đèn dây tóc cũ đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn. Vì vậy chúng ta không thể đơn giản giảm thiểu ánh sáng xanh bằng việc ngưng sử dụng các thiết bị trên.

Richard Hansler, một nhà nghiên cứu ánh sáng ở ĐH Carroll, Cleveland, nhận định rằng đèn dây tóc tạo ra ít ánh sáng xanh và thấp hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Tính chất vật lý của đèn huỳnh quang không thể thay đổi, nhưng lớp phủ bên trong chúng có thể làm giảm đi lượng sáng xanh. Đèn LED có hiệu suất phát quang cao hơn đèn huỳnh quang, nhưng chúng tạo ra một lượng ánh sáng xanh tương tự như đèn huỳnh quang. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ưu tiên sử dụng cách chiếu sáng bằng đèn LED hơn là đèn huỳnh quang.

Để hạn chế ảnh hưởng từ ánh sáng xanh của đèn LED chúng ta hãy:

  • Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kỳ sinh học và quá trình tổng hợp melatonin.
  • Hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại, các thiết bị điện tử 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, biện pháp cho bạn là nên mang một cặp kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng có bước sóng xanh và lục.
  • Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày nhằm giúp bạn dễ ngủ hơn vào buổi tối cũng như thúc đẩy quá trình “làm mới” cơ thể.

Đèn LED là một công nghệ chiếu sáng mới và thú vị, việc chúng có rủi ro về sức khỏe và an toàn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng cách nhận thức được một số kiến thức nhất định về ánh sáng xanh của LED, bạn có thể giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng để bảo vệ sức khoẻ gia đình và những người xung quanh bạn.