Chọn mua đèn LED: Những sai lầm trong chọn mua đèn LED

Việc chọn một hệ thống chiếu sáng phù hợp tưởng dễ mà lại khó. Đa số chúng ta thường chỉ quan tâm đến công suất đèn mà bỏ qua những yếu tố khác. Có rất nhiều sai lầm mà mọi người thường hay mắc phải khi chọn mua đèn LED. Những sai lầm này gây ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng như: đèn bị chói mắt, không ổn định,… gây tốn kém chi phí thêm… Chúng ta không thể đổ lỗi cho nhà sản xuất cung cấp sản phẩm kém chất lượng mà chính do sự kém hiểu biết của chúng ta về đèn, làm chúng trở nên không phù hợp và kém hiệu quả. Vậy để tránh mắc phải những sai lầm không đáng khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hãy cùng Aladin tìm hiểu một vài sai lầm thường gặp nhé!

Đèn LED gây hại cho mắt

Đèn LED hoàn toàn không gây hại cho mắt nếu bạn lựa chọn kỹ lưỡng loại đèn, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật đèn LED và các thông tin về chứng chỉ an toàn, chất lượng của đèn…

đèn LED gây hại cho mắt?

Quang thông (Lm) là một đại lượng cần được lưu ý khi chọn mua đèn, ứng với độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Quang thông lớn sẽ gây ức chế mắt, ngược lại quang thông nhỏ sẽ khiến mắt phải điều tiết với cường độ cao. Như vậy, chọn quang thông vừa đủ sẽ tốt cho mắt. LED không gây hại cho mắt nếu bạn bố trí đèn ở vị trí cao.

Xem thêm về quang thông tại đây: Những thông số kỹ thuật của đèn LED

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến mắt đó chính là độ chói của đèn. Thông thường đèn LED hay đèn LED âm trần sẽ có độ sáng cao hơn các loại đèn khác. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người dùng lo ngại về sức khỏe mắt. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ đúng khi chúng ta nhìn trực tiếp vào đèn. Để tránh tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng đèn hắt trần như đèn LED tube hoặc LED dây,.. vừa có thể trang trí lại vừa đảm bảo đèn LED không hại cho mắt.

Một lưu ý khác về đèn LED chính là ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh là một loại ánh sáng mang năng lượng cao. Các nguồn phát ra ánh sáng xanh ngày nay rất phổ biến đến từ nhiều sản phẩm công nghệ, bao gồm máy tính, tivi và đèn. Phần lớn chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh từ đèn điốt phát quang (đèn LED). Các loại đèn giá rẻ thường không được chú ý về chất lượng sức khoẻ, gây ảnh hưởng cho người dùng. Do đó hãy là người tiêu dùng thông minh, ưu tiên sức khoẻ vì những lợi ích lâu dài.

Tuổi thọ của LED là vĩnh cửu

Cũng như các thiết bị chiếu sáng khác, đèn LED cũng có tuổi thọ, tuổi thọ đèn sẽ giảm đi sau một thời gian dài sử dụng, quang thông đèn bị giảm. Song, khoảng thời gian này dài hơn gấp nhiều lần so với các loại đèn truyền thống. Đèn LED có tuổi thọ dài hơn, trung bình từ 30.000 – 50.000 giờ. Tuy vậy không phải loại LED nào cũng sẽ đảm bảo được tuổi thọ như đã nêu trên khi mà hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất đèn không uy tín vẫn đang tràn lan ngoài thị trường.

tuổi thọ của đèn LED
đèn LED uy tín, chất lượng

Đèn LED sử dụng chip Nichia của Nhật thì sau 5 năm ánh sáng mới suy hao 3% tổng lượng quang thông. Còn những đèn xuất xứ Trung Quốc ngoài thị trường thì cứ mỗi năm nó suy giảm 15-30% ánh sáng, thậm chí có những chip rẻ tiền giảm tới 50% ánh sáng. Khi đó khách hàng không hề nhận biết được và chỉ thấy nó tối đi, không bảo hành được vì nó không cháy. Trong kỹ thuật chiếu sáng thì ánh sáng giảm đi 30%  tức là đèn còn 70% ánh sáng thì coi như đèn đã chết, tuy nhiên người tiêu dùng thường không biết đến điều này.

Lắp đặt duy nhất một loại thiết bị chiếu sáng

Một sai lầm khác thường thấy ở rất nhiều hộ gia đình đó chính là chỉ sử dụng một loại thiết bị chiếu sáng duy nhất. Chúng ta biết rằng mỗi loại đèn sẽ có một công cụ riêng khác nhau. đèn dùng cho chiếu sáng chung, chiếu sáng chức năng và chiếu sáng trang trí. Do đó nếu chỉ sử dụng duy nhất một loại đèn sẽ không thể đảm bảo được ánh sáng. Việc này có thể khiến cho căn phòng trở nên mất cân đối và gây ra những bất tiện. Một điều rõ ràng là ánh sáng chung không thể giúp ích cho việc đọc sách của bạn hay việc nấu nướng tại bếp. 

Sự tùy tiện trong việc chọn đèn để lắp đặt có thể dễ dàng phá hủy diện mạo của cả căn nhà, không làm nổi bật được nội thất trong gia đình. Mỗi không gian với đặc điểm riêng về diện tích, màu sắc tường nhà, nội thất, phong cách thiết kế sẽ cần những kiểu đèn chiếu sáng khác nhau.

Đèn LED không sinh nhiệt

Đèn LED sử dụng chip LED giúp tiêu thụ ít điện năng hơn, không đốt nóng như sợi đốt nhưng chip LED sử dụng nguồn điện nên ít nhiều vẫn phát ra nhiệt. Chip LED cần bộ nguồn (driver) nên chúng cũng sẽ phát nhiệt. Điểm cộng cho đèn LED chính là sử dụng bộ tản nhiệt để có thể làm tăng tuổi thọ cho đèn.

đèn LED có sinh nhiệt không?

Khi chọn đèn LED, chúng ta nên lưu ý đến cánh tản nhiệt của đèn, xem nó có dày hay không, nếu hẹp thì nhiệt sẽ không bị kéo ra ngoài kịp, làm cho chip LED bị quá nhiệt. Đồng thời, bộ phận tản nhiệt có chất liệu nhôm – sẽ giúp tản nhiệt. Song, có một điều chắc chắn là đèn LED không sản sinh ra tia hồng ngoại nên nhiệt sẽ không phát trực tiếp ra ngoài. Và một số thiết bị đèn LED có công suất lớn như đèn LED tuýp vẫn cần hệ thống tổn nhiệt vì nhiệt lượng tỏa ra ngoài là không hề nhỏ.

Không lựa chọn nhiệt độ màu

Việc chọn nhiệt độ màu ánh sáng phù hợp cho mỗi không gian là điều cực kỳ quan trọng khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Ánh sáng trong mỗi căn phòng cần phù hợp để không ảnh hưởng tới mắt cũng như sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng lưu ý đến vấn đề này, phần lớn các gia đình chỉ dùng một màu ánh sáng cho tất cả các thiết bị đèn, hoặc trắng hoặc vàng cho cả căn nhà. Dẫn tới việc hại mắt và không thể hiện được hết vẻ đẹp của nội thất của gia đình.

Nhiệt độ màu trong thiết kế chiếu sáng:

  • Ánh sáng vàng: Tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, ấm cúng. Do vậy ứng dụng chiếu sáng trong khách sạn, phòng ngủ, nhà hàng, quán cafe,… Phù hợp chiếu sáng những nơi thời tiết lạnh.
  • Ánh sáng trắng: Tạo cảm giác tỉnh táo, dịu mát. Thường dùng trong mùa hè và những nơi cần sự tập trung cao như phòng làm việc, trường học, bệnh viện,… Phù hợp những nơi thời tiết nóng.

Đối với mỗi không gian, chúng sẽ cần các ánh sáng khác nhau:

  • Phòng khách là không gian rộng, dùng cho sinh hoạt chung của gia đình. Song, không cần ánh sáng thật rõ ràng nên có thể sử dụng cả hai loại ánh sáng là trắng ấm hoặc trung tính với nhiệt độ màu từ 3500K đến 4500K.
  • Phòng bếp – chuyên dụng để cho nấu ăn cũng như ăn uống. Do đó nên lắp ánh sáng trung tính và trắng lạnh với dải nhiệt độ màu từ 4000K đến 6000K.
  • Phòng ngủ là không gian riêng tư, dùng cho nghỉ ngơi nên ánh sáng vàng hoặc ánh sáng ấm với nhiệt độ màu thấp từ 2700K đến 3500K là thích hợp nhất. Với màu ánh sáng ấm sẽ giúp phòng có cảm giác ấm áp hơn.
  • Phòng vệ sinh chỉ có thể lựa chọn giữa ánh sáng ấm từ 2700K đến 3500K và ánh sáng trung tính từ 3500K đến 4000K tùy theo sở thích. Nên sử dụng ánh sáng ấm vì phòng vệ sinh thường được ốp gạch, sơn màu sáng và có gương nên dễ gây hiện tượng chói mắt.
  • Hành lang, lối đi nên sử dụng ánh sáng ấm để tạo cảm giác hài hòa, nhẹ nhàng khi đi lại hoặc đứng ngắm trên ban công.
Nhiệt độ màu của đèn đối với tổng thể hiệu quả nội thất

Trên đây là một số chia sẻ về các sai lầm thường gặp khi chọn mua đèn LED. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho việc lắp đặt các thiết bị chiếu sáng diễn ra tốt hơn.

Aladin tự hào là nơi cung cấp linh kiện – đèn LED uy tín, chất lượng. Sử dụng công nghệ chip LED của Nichia, Osram, Philip,.. trực tiếp gia công vỏ đèn, tản nhiệt tại xưởng, đảm bảo chất lượng trên từng sản phẩm. Với bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, tư vấn lắp đặt,… đừng ngại hãy liên hệ ngay với Aladin bạn nhé! Chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ bạn.

  • ? : http://aladinled.vn
  • ✉️ : aladinledvn@gmail.com
  • ☎️ : 0933 207 899
  • ? : O8 Đường Nguyễn Thị Nhung, khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.